FDVN giới thiệu tài liệu “TỔNG HỢP 12 BẢN ÁN VỀ TỘI “XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP”” do các Luật sư – Chuyên viên pháp lý của FDVN sưu tầm, tổng hợp.
Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.
MỤC LỤC
Tổng hợp 12 bản án VỀ TỘI “XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP”
STT |
NỘI DUNG TÓM TẮT |
SỐ TRANG |
1 |
Bản án số: 02/2024/HS-ST ngày 03/01/2024 của Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội. Về tội: “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” Nội dung vụ án: Tháng 12/2021, Vũ Văn N thuê nhà tại ngõ 136 phố T, phường Y, quận H, TP Hà Nội để mua bán ba lô, trong đó có ba lô nhãn hiệu MCM và MOM. Tháng 12/2022 do hết hạn hợp đồng thuê nhà nên N chuyển đến địa chỉ số 8, ngách 27, ngõ 156, phố T. N đăng ký hộ kinh doanh cá thể Vũ Văn N và tiếp tục kinh doanh ba lô nhãn hiệu MCM, MOM. N biết rõ các ba lô N kinh doanh và bị thu giữ là hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu nhưng vì muốn hưởng lợi bất chính nên N vẫn mua và bán lại cho khách để hưởng chênh lệch. Về nguồn gốc số ba lô nhãn hiệu MCM, MOM bị thu giữ, N khai mua lại của Tô Yên L, của Nguyễn Thị Ngọc Y và của một số người bán vãng lai trôi nổi trên thị trường. Giá mua từ 175.000 đồng đến 205.000 đồng/chiếc. N bán lại cho khách với giá từ 280.000 đồng đến 379.000 đồng/chiếc. Trong số những người mua lại ba lô của N, ngoài những khách mua lẻ số lượng ít thì có Lê Văn T và Nguyễn Trung K là người mua ba lô của N rồi tiếp tục bán lại cho khách. Do không có sổ sách nên N không nhớ được cụ thể số lượng ba lô đã mua bán, nhưng từ khoảng tháng 12/2021 N đã bán các ba lô nhãn hiệu MCM, MOM và hưởng lợi số tiền là 128.500.000 đồng. Tại Kết luận định giá tài sản số 170/KL-HĐĐGTS ngày 13/7/2023 của HĐĐGTS trong TTHS - UBND quận H kết luận: 250 chiếc ba lô nhãn hiệu MCM và 520 chiếc ba lô nhãn hiệu MOM thu giữ của Vũ Văn N trị giá 292.600.000 đồng. Các KLGĐ sở hữu công nghiệp số NH553, Nh554, NH555- 23TC.TP/KLGĐ ngày 07/8/2023 của Viện khoa học SHTT - Bộ KH&CN kết luận: Tất cả các mẫu ba lô có gắn dấu hiệu “MCM và hình”, “MOM và hình” trên sản phẩm là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm ba lô. Nhận định của Tòa án sơ thẩm: - Đây là nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ tại Việt Nam chủ sở hữu là TRIAS H. Ngoài ra, quá trình điều tra xác định: trước khi bị phát hiện, Vũ Văn N đã hưởng lợi bất chính số tiền 128.500.000 đồng từ việc buôn bán hàng hóa giả mạo mặt hàng ba lô nhãn hiệu MCM. Bị cáo nhận thức rõ hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam là vi phạm pháp luật, nhưng vì động cơ muốn lợi nhuận cao nên đã cố ý vi phạm. - Đối với các đối tượng Tô Yên L, Nguyễn Thị Ngọc Y là những người đã bán ba lô giả nhãn hiệu MCM cho Vũ Văn N và đối tượng Lê Văn T là người đã mua lại ba lô giả nhãn hiệu MCM của N rồi bán cho người khác, do giá trị số hàng hóa giả bị thu giữ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên các các đối tượng này đã bị Cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán hàng giả là có căn cứ. Tòa án sơ thẩm quyết định: - Tuyên bố: Vũ Văn N phạm tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" - Xử phạt: phạt Vũ Văn N 60.000.000 triệu đồng sung quỹ Nhà nước. - Về biện pháp tư pháp: Buộc bị cáo truy nộp số tiền 128.500.000 đồng sung quỹ Nhà nước. Buộc người liên quan là Nguyễn Trung K truy nộp số tiền 280.000 đồng sung quỹ Nhà nước. - Tịch thu tiêu hủy 250 chiếc ba lô có nhãn hiệu MCM, 520 chiếc ba lô có nhãn hiệu MOM. Trả lại bị cáo 01 điện thoại di động Iphone màu vàng đã qua sử dụng có số imeil 353967813102947, imei2 353967813242719. |
01-09 |
2 |
Bản án số: 104/2024/HS-ST ngày 19/04/2024 của Tòa án nhân dân TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Về tội: "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" Nội dung vụ án: Lê Thị Thảo N tại phường T, TP B, tỉnh Đắk Lắk, là người trực tiếp quản lý Cửa hàng quần áo T M tại địa chỉ Ki ốt B43- B44 phường T, TP BMT, tỉnh Đắk Lắk. Quá trình kinh doanh, N thuê chị Phạm Thị Linh C, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế làm nhân viên bán hàng với mức lương 5.000.000đ/tháng. Năm 2022, “adidas” và “PUMA” có kiểu dáng đẹp, nhiều người mua sử dụng nên N tìm kiếm nguồn hàng bằng cách trực tiếp đến các ki ốt bán quần áo mua các sản phẩm quần, áo, ba lô giả mạo nhãn hiệu “adidas” và nhãn hiệu “PUMA” về bày bán tại cửa hàng quần áo “T M” để kiếm lời. Quá trình trao đổi thỏa thuận đặt may các sản phẩm thì N sử dụng điện thoại đăng nhập Zalo “0933101097” gửi các mẫu áo khoác của các thương hiệu “adidas”, “PUMA” đến zalo đăng ký số điện thoại “0839050292” của V để đặt may với giá 100.000đ/cái. Sau khi nhận đơn hàng của N, V mua vải và decal có in hình của nhãn hiệu “adidas” và in hình của nhãn hiệu “PUMA” về làm. Quá trình gia công áo khoác, V thuê chị Trịnh Thị Kim T, chị Trần Thị Thuỳ D; chị Nguyễn Thị Ái Lan, anh Nguyễn Chí Minh, anh Trương Đại Hải và chị Nguyễn Thị Hiếu Hạnh, cùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để phụ giúp. Ngoài các sản phẩm áo khoác giả mạo nhãn hiệu “adidas” và “PUMA”, N còn đặt mua thêm sản phẩm áo thun của V. Sau khi V giao hàng gồm các sản phẩm áo thun trơn và áo khoác giả mạo nhãn hiệu “adidas”, “PUMA” cho N bằng xe khách N sử dụng tài khoản ngân hàng MSB số 23001012008171 của mẹ là bà La Thị M chuyển khoản đến ngân hàng Sacombank số 050054755225 của Nguyễn Xuân V là chồng của V để T toán tiền hàng cho V. Sau khi mua được các sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu “adidas” và “PUMA” như trên, trưng bày tại cửa hàng “T M” để bán lẻ cho nhiều khách hàng nhằm thu lợi. Ngày 11/7/2023, tại cửa hàng quần áo “T M”, N bị lực lượng Công an phát hiện hành vi phạm tội và tạm giữ 1.700 sản phẩm quần áo, balo có nhãn hiệu giả mạo các hãng “adidas”, “PUMA. Tại Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH796-23TC.TP/KLGĐ ngày 02/10/2023 của Viện KH SHTT – Bộ KH&CN, xác định: Sản phẩm áo khoác gắn dấu hiệu “adidas” là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm quần áo thuộc Nhóm 25 theo ĐKQT số 566295 của Adidas AG. Sản phẩm ba lô gắn dấu hiệu “adidas” là hàng hóa giả mạo đối với Nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm ba lô thuộc Nhóm 18 theo ĐKQT số 566295 của Adidas AG. Sản phẩm áo khoác gắn dấu hiệu “PUMA và hình” là hàng hóa giả mạo đối với Nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm quần áo thuộc Nhóm 25 theo ĐKQT số 582886 của PUMA SE. Sản phẩm quần đùi gắn dấu hiệu “PUMA và hình” là hàng hóa giả mạo đối với Nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm quần áo thuộc Nhóm 25 theo ĐKQT số 582886 của PUMA SE. Nhận định của Tòa án sơ thẩm: - Do có ý thức coi thường pháp luật vào ngày 11/7/2023 tại cửa hàng quần áo T M, bị cáo Lê Thị Thảo N đã đặt may và mua 1700 sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu của Adidas AG, PUMA SE, tổng trị giá 318.680.000 đồng. - Đối với ông T – đại diện hộ kinh doanh cửa hàng TM, bà M chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho V, bà Linh C – người bán hàng cho V những người này không tham gia vào hoạt động của bị cáo nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý. - Đối với các tiểu thương đã bán quần, áo, ba lô giả mạo nhãn hiệu cho bị cáo N. Cơ quan điều tra tách ra khỏi vụ án tiếp tục xác minh, xử lý sau là phù hợp. - Những người làm thuê cho V để phụ giúp cắt vải, may, in, không biết các nhãn hiệu là giả mạo nên Cơ quan điều tra không xử lý là phù hợp. Tòa án sơ thẩm quyết định: - Tuyên bố Bị cáo Lê Thị Thảo N phạm tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” - Xử phạt: Bị cáo Lê Thị Thảo N: 150.000.000 đồng sung công quỹ Nhà nước. Tịch thu, tiêu hủy 1.700 sản phẩm quần áo, balo giả mạo nhãn hiệu các “adidas”, “PUMA”. |
10-21 |
3 |
Bản án số: 49/2023/HS-PT ngày 27/04/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên Về tội: “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” Nội dung vụ án: Công an huyện Đ nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc tại Công ty TNHH L1 sản xuất và thương mại thép H5, thuộc TDP A, thị trấn H, huyện Đ đang kinh doanh hàng hóa là tôn mạ màu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổ công tác của Công an huyện Đ phối hợp với Đội QLTT số E - Cục Q và Công an thị trấn H tiến hành kiểm tra. Quá trình kiểm tra đã phát hiện 08 cuộn tôn mạ màu có dán tem nhãn phụ tôn Phương N4, còn mới, nguyên đai nguyên kiện, không có hóa đơn. Lê Văn H1 là người đại diện của Công ty TNHH L1 khai nhận nguồn gốc của 08 cuộn tôn trên là do H1 mua của Công ty cổ phần K1. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản sự việc, tạm giữ, niêm phong 08 cuộn tôn trên để xác minh, xử lý theo quy định pháp luật, gồm: 06 cuộn tôn mạ màu Việt Nhật mã số cuộn PN 070025632, trên tem mác có in tổng chiều dài là 1.436 mét, khối lượng 5.100kg, ngày sản xuất 19/10/2021. 01 cuộn tôn mạ màu Việt Nhật mã số cuộn PN 070025639, trên tem mác có in tổng chiều dài là 1.433 mét, khối lượng 5.100kg, ngày sản xuất 19/10/2021. 01 cuộn tôn mạ màu Việt Nhật mã số cuộn PN 070024639, trên tem mác có in tổng chiều dài là 1.433 mét, khối lượng 5.100kg, ngày sản xuất 19/10/2021. Ngày 25/10/2021, Công ty T9 có địa chỉ tại Đường số I, KCN B, phường A, TP B, tỉnh Đồng Nai đã làm đơn tố giác gửi đến Công an huyện Đ, đề nghị Công an huyện Đ giải quyết. Tại bản Kết luận giám định số 1570/KL - KTHS ngày 12/11/2021 của Phòng K2 Công an tỉnh T kết luận: Nhãn phụ in tên Công ty T9 (ký hiệu T1 đến T8) so với nhãn phụ in tên Công ty T9 do Công ty T9 cung cấp (ký hiệu M5) không phải do cùng một bản in ra. 08 cuộn tôn mạ màu nhãn hiệu Tôn Phương Nam thu giữ của Lê Văn H1 có tổng giá trị tương đương với giá trị tôn Phương Nam thật là: 1.154.191.249 đồng. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 141/2022/HS-ST, ngày 16/12/2022 của Tòa án nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã quyết định: Tuyên bố: Các bị cáo Nguyễn Minh H, Phan Tuấn A, Lê Văn H1 phạm tội: “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”. - Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Minh H 30 tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 60 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Bị cáo Phan Tuấn A 24 tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 48 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Bị cáo Lê Văn H1 18 tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 36 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. - Ngày 20/12/2022 Công ty T9 kháng cáo với nội dung: Đề nghị huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại tội danh của các bị cáo về tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định. Nhận định của Tòa án phúc thẩm: Các bị cáo đã khai rõ nguồn gốc của 08 cuộn tôn, những lời khai của các bị cáo có mâu thuẫn đã được làm rõ trong quá trình điều tra và tại phiên tòa. Có cơ sở xác định: Nguyễn Minh H và Phan Tuấn A đã thực hiện hành vi bán cho Lê Văn H1 08 cuộn tôn mạ màu giả mạo nhãn hiệu của T9 có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng với nhãn hiệu của Công ty T9, đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ cho Lê Văn H1 có tổng giá trị là 1.154.191.249 đồng. Lê Văn H1 sau khi mua tôn mạ màu của H và Tuấn A đã có hành vi đặt in làm giả tem nhãn phụ của T8 Phương Nam cho 08 cuộn tôn trên để tạo lòng tin cho khách hàng tiêu dùng. Tòa án phúc thẩm quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của Công ty T9 là bị hại đồng thời là nguyên đơn dân sự. Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 141/2022/HS-ST ngày 16 tháng 12 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. |
22-35 |
4 |
Bản án số: 50/2023/HS - ST ngày 21/07/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình Về tội: “ Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ” Nội dung vụ án: Nguyễn Văn Đ và Nguyễn Thị Q là vợ chồng đã thuê người sản xuất, kinh doanh hàng hóa là quần áo giả mạo nhãn hiệu The N mà biết rõ đây là nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam để thu lời bất chính. Từ năm 2020 đến năm 2022, các bị cáo đã cùng nhau thuê nhân công sản xuất 9166 chiếc áo khoác 2 lớp, 520 áo khoác 3 lớp và 1210 quần nối gối giả nhãn hiệu The N. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm gắn nhãn mác giả mạo The N trị giá 1.362.000.000 đồng. Các bị cáo đã bán sản phẩm giả mạo The N ra thị trường cho một số người, thu về số tiền là 58.460.000 đồng trong đó có 48.660.000 đồng là tiền thu lời bất chính và 9.800.000 đồng là tiền phụ kiện dây thắt lưng quần nối gối không phải hàng hóa giả nhãn hiệu The N. Tổng trị giá các sản phẩm may, gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn mác The N là 1.362.000.000 đồng. - Kết luận giám định ngày 18/11/2022 của Viện KH SHTT- Bộ KH&CN kết luận: “ Sản phẩm áo khoác gắn dấu hiệu “THE N và hình” - Mẫu 1 là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm quần áo thuộc Nhóm 25 theo GCN ĐKNH số 212927 của The N. Sản phẩm quần dài gắn dấu hiệu “THE N và hình” - Mẫu 2 là hàng hóa giả mạo đối với Nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm quần áo thuộc Nhóm 25 theo GCN ĐKNH số 212927 của The N”. Nhận định của Tòa án sơ thẩm: - Xét thấy, lời khai nhận tội của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với nhau và phù hợp với lời khai của các bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ cơ quan điều tra đã thu thập có trong hồ sơ vụ án. Hành vi của các bị cáo là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của người khác được pháp luật bảo hộ, xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc dân và môi trường kinh doanh, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân. Đây là vụ án có đồng phạm giản đơn vì hai bị cáo là người cùng một nhà với quan hệ vợ chồng nên có sự đồng thuận về ý chí, phân công vai trò và giúp sức lẫn nhau trong đó Nguyễn Văn Đ là người trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Nguyễn Thị Q là người trực tiếp quản lý thu chi và giao dịch bán, đổi sản phẩm cho khách hàng. Tòa án sơ thẩm quyết định: - Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Thị Q phạm tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” - Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Đ 01 năm 03 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; thời gian thử thách 02 năm 06 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm 21/7/2023. Phạt bổ sung đối với bị cáo Nguyễn Văn Đ số tiền 20.000.000 đồng để nộp ngân sách Nhà nước. - Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Q 12 tháng cải tạo không giam giữ, thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố T2, tỉnh Thái Bình nhận được Quyết định thi hành án. |
36-49 |
5 |
Bản án số: 52/2023/HS-PT ngày 19/09/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh Về tội: “ Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ” Nội dung vụ án: Dương Văn H thuê kho xưởng của bà Đỗ Thị L ở khu phố T, phường C, Tp T, tỉnh Bắc Ninh với mục đích để làm xưởng cắt vải thuê cho khách có nhu cầu. H không gia công, hay sản xuất thành phẩm các sản phẩm quần áo. Đến tháng 09/2022, H tìm hiểu và biết được các sản phẩm quần, áo có thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới như: BURBERRY; BALENCIAGA; GUCCI; DIOR; LOUIS VUITTON; DOLCE&GABBNA dễ tiêu thụ trên thị trường. Sau đó, H một mình thuê xe ôm của một người đàn ông không quen biết chở H đến chợ Ninh Hiệp TP Hà Nội. H có gặp và mua được của một người phụ nữ không quen biết với giá 40.000 đồng một kg tem, nhãn hiệu; 2.000 đồng một bộ decal, lô gô thương hiệu và 01 máy ép nhiệt với giá 5.000.000 đồng. H mua một số lượng vải trong nước từ các cá nhân, tổ chức. Sau đó, H thuê Dương Văn H3, làm nhiệm vụ quản lý và trông coi xưởng, thuê Nguyễn Thị H4 có trách nhiệm quản lý hàng hóa tại kho xưởng, thuê Nguyễn Văn T làm bốc xếp, bảo vệ tại kho xưởng của H, thuê vợ chồng Nguyễn Đăng L và Ngọ Thị T1 cắt vải tại kho xưởng để cắt vải theo mẫu mã, kích thước H yêu cầu. Sau khi cắt vải xong, H lên mạng internet tìm người nhận may gia công quần, áo. Sau khi đã nhận đủ quần, áo theo yêu cầu, H thuê Ngô Văn T3 vận hành máy ép nhiệt để ép dán các decal, lô gô các thương hiệu vào các sản phẩm quần áo. Đến ngày 14/10/2022 lực lượng Công an Tp T tiến hành kiểm tra kho, xưởng của H thu giữ nhiều mẫu sản phẩm quần áo thành phẩm vi phạm và vật chứng liên quan. Các công ty đại diện cho các thương hiệu trên khẳng định toàn bộ số hàng hóa thu giữ tại kho xưởng của Dương Văn H có gắn các thương hiệu BURBERRY; BALENCIAGA; GUCCI; DIOR; LOUIS VUITTON; DOLCE&GABBNA nêu trên không phải là hàng hóa của các thương hiệu sản xuất. Kết luận định giá số 09/KL-HĐ ĐGTS, ngày 14/02/2023 của Hội đồng định giá thường xuyên, UBND TP T kết luận: Tổng trị giá của toàn bộ tài sản 6.686 các sản phẩm quần áo là 724.124.000 đồng Bản án hình sự sơ thẩm số 167/2023/HS-ST ngày 30/6/2023 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh BN đã xét xử và tuyên : - Tuyên bố bị cáo Dương Văn H phạm tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” - Xử phạt Dương Văn H 520.000.000 đồng sung quỹ nhà nước. Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật. Ngày 13/7/2023, đại diện bị hại Louis Vuitton Malletier kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét hủy án sơ thẩm do hình phạt áp dụng đối với bị cáo H là chưa phù hợp với tính chất mức độ vi phạm của bị cáo. Nhận định của Tòa án phúc thẩm: Án sơ thẩm đã xem xét đầy đủ mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị cáo như phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải; giai đoạn chuẩn bị xét xử bị cáo đã nộp một khoản tiền tại Chi cục THADS TP T để nộp phạt cho hành vi vi phạm của mình để từ đó áp dụng loại hình phạt tiền là hình phạt chính đối với bị cáo và xử phạt bị cáo Dương Văn H 520.000.000 đồng sung ngân sách nhà nước về tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” là phù hợp đối với hành vi bị cáo gây ra. Tòa án phúc thẩm quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của bị hại Louis Vuitton Malletier, giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 167/2023/HSST ngày 30/6/2023 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh BN. |
50-58 |
Link PDF: TỔNG HỢP 12 BẢN ÁN VỀ TỘI “XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP”
………………….
Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 2, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Tầng 2, tòa nhà Cửa Tiền Phố, đường Hồ Hữu Nhân, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn
Các bài viết khác
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Lập luận pháp lý (Legal Reasoning)
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Đổi mới, nâng cao chất lượng các Tạp chí Luật học
- GIÁO TRÌNH LUẬT QUỐC TẾ VỀ DOANH NGHIỆP
- GIÁO TRÌNH LUẬT DOANH NGHIỆP (Tình huống - Phân tích - Bình luận)
- SÁCH CHUYÊN KHẢO LUẬT KINH TẾ
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM SỬ DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA CỦA CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA, BỘ CÔNG AN VIỆT NAM
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
- GIÁO TRÌNH LUẬT CẠNH TRANH NĂM 2010
- Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
- Giáo trình: Kỹ thuật soạn thảo văn bản
- SÁCH CHUYÊN KHẢO: HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI TÒA ÁN Ở VIỆT NAM
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI MUA BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- TỔNG HỢP 20 BÀI BÁO PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
- Tổng hợp 12 bài báo pháp lý bảo vệ quyền trẻ em trong vụ án bạo lực, bạo hành trẻ em