Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế đã thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài trở thành một phương thức phổ biến và được ưa chuộng. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, sự gia tăng đầu tư nước ngoài cùng với những giao dịch thương mại quốc tế phức tạp đã đặt ra nhu cầu ngày càng cao đối với việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Điều này không chỉ là một yêu cầu pháp lý quan trọng để bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong môi trường kinh doanh, mà còn là minh chứng rõ ràng cho thấy cam kết của Việt Nam trong việc tôn trọng các chuẩn mực quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam không chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan mà còn góp phần xây dựng lòng tin và thúc đẩy sự phát triển của môi trường đầu tư. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế, đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và duy trì một hệ thống pháp lý vững mạnh, có khả năng giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và công bằng, là yếu tố then chốt để Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững và khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế thế giới.
1. Các phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
Theo Khoản 11, 12 điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, thì Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Căn cứ Điều 424 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 các phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Đồng thời các phán quyết của Trọng tài nước ngoài này là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
Theo quy định này thì Toà án Việt Nam xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo 2 nguyên tắc cơ bản là dựa trên cơ sở điều ước quốc tế và trên nguyên tắc có đi có lại.
2. Người có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước Ngoài tại Việt Nam
Theo Điều 425 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, khi:
+ Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc;
+ Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc;
+ Tài sản liên quan đến việc thi phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
3. Thời hạn yêu cầu công nhận phán quyết
Theo Điều 451 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành là 03 năm, kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật. Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên, hoặc;
- Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó.
5. Hình thức và nội dung đơn yêu cầu
Theo Điều 452 BLTTDS, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thể được làm bằng tiếng Việt hoặc nếu làm bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp
Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau:
- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
- Yêu cầu của người được thi hành.
Các giấy tờ, tài liệu kèm theo:
+ Tài liệu quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì đơn yêu cầu phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Nếu phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài không được lập bằng tiếng Việt, người nộp đơn phải gửi kèm theo bản dịch đã được công chứng, chứng thực hợp pháp của các văn bản này.
6. Thủ tục yêu cầu xét công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu công nhận, cho thi hành bản án
Chuẩn bị đơn yêu cầu công nhận, thi hành bản án của Tòa án nước ngoài, kèm theo các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Điều 452 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, gửi đến Bộ Tư pháp hoặc Toà án có thẩm quyền.
Bước 2: Thụ lý đơn và chuẩn bị xét đơn yêu cầu
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu quy định Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển đến, Tòa án có thẩm quyền xem xét, thụ lý hồ sơ và thông báo cho người có đơn yêu cầu, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.[1]
- Trường hợp sau khi thụ lý mà Tòa án xét thấy việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam thì Tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên yêu cầu đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự.[2]
Bước 3: Phiên họp xét đơn yêu cầu
- Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không được quá 02 tháng kể từ ngày thụ lý và có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng nếu cần thiết để người được thi hành làm rõ những thông tin chưa rõ trong đơn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ ra một trong ba quyết định sau: tạm đình chỉ xét đơn yêu cầu, đình chỉ xét đơn yêu cầu hoặc mở phiên họp xét đơn yêu cầu.[3]
- Thành phần Hội đồng xét đơn yêu cầu: gồm ba thẩm phán thực hiện, trong đó một thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của chánh án tòa án. Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài.[4]
Bước 4: Gửi quyết định [5]của Tòa án và kháng cáo, kháng nghị[6]
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Quyền kháng cáo: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định.
- Quyền kháng nghị: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 07 ngày, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định.
- Cơ quan thi hành án dân sự sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo đúng nội dung của phán quyết được công nhận, cho thi hành án.
[1] Điều 455 BLTTDS 2015
[2] Điều 456 BLTTDS 2015
[3] Điều 457 BLTTDS 2015
[4] Điều 458 BLTTDS 2015
[5] Điều 460 BLTTDS 2015
[6] Điều 461 BLTTDS 2015
LUẬT SƯ FDVN
………………….
Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 2, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Tầng 2, tòa nhà Cửa Tiền Phố, đường Hồ Hữu Nhân, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn
Các bài viết khác
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Lập luận pháp lý (Legal Reasoning)
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Đổi mới, nâng cao chất lượng các Tạp chí Luật học
- GIÁO TRÌNH LUẬT QUỐC TẾ VỀ DOANH NGHIỆP
- GIÁO TRÌNH LUẬT DOANH NGHIỆP (Tình huống - Phân tích - Bình luận)
- SÁCH CHUYÊN KHẢO LUẬT KINH TẾ
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM SỬ DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA CỦA CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA, BỘ CÔNG AN VIỆT NAM
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
- GIÁO TRÌNH LUẬT CẠNH TRANH NĂM 2010
- Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
- Giáo trình: Kỹ thuật soạn thảo văn bản
- SÁCH CHUYÊN KHẢO: HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI TÒA ÁN Ở VIỆT NAM
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI MUA BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- TỔNG HỢP 20 BÀI BÁO PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
- Tổng hợp 12 bài báo pháp lý bảo vệ quyền trẻ em trong vụ án bạo lực, bạo hành trẻ em